tân cổ đời tôi cô đơn- dũng thanh lâm

Wednesday, February 27, 2013

How to Save Files to a USB Flash Drive

X
Jacqui Lane
Jacqui Lane has been writing professionally for print and the web since 2004. She got her start at a small publisher, where she wrote, edited, designed advertising and handled page layout for up to five magazines a month. She writes primarily about video games, technology and internet culture. Lane holds a Bachelor of Arts in online journalism from Marshall University.
How to Save Files to a USB Flash Drive thumbnail
USB flash drives are also referred to as thumb drives and pen drives.
A USB flash memory stick is an inexpensive, portable way to back up data. The devices can be used in any computer with a USB port, making it a convenient way to transfer files from one computer to another. When you plug a USB flash drive into your computer, Windows automatically recognizes it as an external storage device.

Instructions

    • 1
      Remove the cap from the USB flash drive if it has one. If it has a retractable USB connector, slide the switch forward to extend the connector.
    • 2
      Insert the USB connector into a USB port on your computer. The direction in which you insert the drive depends on the orientation of your computer's USB ports; some computers use vertical ports while others use horizontal ports.
    • 3
      Click "Open Folder to View Files" in the AutoPlay menu that appears. If the AutoPlay menu doesn't pop up automatically, click "Start" and select "My Computer." Double-click on the drive letter that represents the USB flash drive.
    • 4
      Navigate to the folder on your computer containing the files you want to save to the USB drive. Hold "CTRL" and click each file that you want to copy. Press "CTRL" and "C" to copy the files.
    • 5
      Click the folder representing the USB flash drive and press "CTRL" and "V" to copy the files onto the USB drive.


Read more: How to Save Files to a USB Flash Drive | eHow.com http://www.ehow.com/how_4776283_save-files-usb-flash-drive.html#ixzz2M946yzwe

Saturday, February 16, 2013

http://www.americandragon.com/Individualherbsupdate/GuiBan.html

http://www.americandragon.com/Individualherbsupdate/GuiBan.html

INDIVIDUAL HERBS

Pharmaceutical Latin:Plastrum Testudinis
Common English:Fresh-Water Turtle Plastron
Testudinis
Tortoise Plastron
Chinemys
QUI BẢN
( Plastrum Testudinis)
Qui bản còn có tên Yếm rùa, Kim qui, Qui giáp, đầu tiên ghi trong sách Bản kinh với tên Qui giáp, Qui bản ( Carapax Testudinis) là cái yếm của con Rùa ( Chinemyx reevessi (Gray)) thuộc họ Rùa ( testudinidae).
Ở nước ta đâu cũng có rùa, nhiều nhất là nơi có ao hồ. Bắt rùa giết chết, lấy yếm thì gọi là Thang bản, thường dùng phần bụng ( yếm) nhưng phần lưng cũng dùng được.
Tính vị qui kinh:
Vị ngọt, mặn, hàn, qui kinh Tâm Can Thận.
Theo các Y văn cổ:
  • Sách Bản kinh: vị mặn bình.
  • Sách Danh y biệt lục: ngọt, có độc.
  • Sách Bản thảo tùng tân: mặn hàn.
Về qui kinh:
  • Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập Tỳ Can.
  • Sách Bản thảo kinh sơ: nhập túc thiếu âm kinh.
  • Sách Bản thảo tùng tân: thông tâm, nhập thận.
Thành phần chủ yếu:Calcium salts.Tác dụng dược lý:A.Theo Y học cổ truyền:Tư âm tiềm dương, ích thận kiện cốt, dưỡng huyết bổ tâm chỉ huyết. Chủ trị táo các chứng âm hư dương thịnh, hư phong nội động, âm hư phát nhiệt, thận hư cốt nhuyễn, tâm hư kinh quí, thất miên kiện vong, huyết nhiệt băng lậu, kinh nguyệt ra nhiều và chứng xuất huyết.
Trích đoạn Y văn cổ:
  • Sách Bản kinh: " chủ lậu hạ xích bạch, phá trưng hà, trị giai ngược ( sốt rét), âm thực ( lóet âm hộ), thấp tý tay chân nặng nề, trẻ em thóp to".
  • Sách Danh y biệt lục: " chủ đầu sang lở khó khô, nữ tử âm sang. tâm phúc thống, không đứng lâu được, nóng lạnh trong xương .. ích khí tư trí".
  • Sách Nhật hoa tử bản thảo: " trị huyết ma tý".
  • Sách Bản thảo diễn nghĩa bổ di: " tác dụng đại bổ âm . kiêm khu ứ huyết, trị mệt mỏi. âm huyết bất túc, chỉ huyết, trị tứ chi vô lực".
  • Sách Bản thảo mông cương nục: " trị lưng đau, chân đau nhức, bổ tâm thận, ích đại tràng, chỉ cửu lî cửu tả, tiêu ung thũng".
  • Sách Bản thảo thông huyền: "Qui bản mặn bình, là thuốc kinh thận, tác dụng bổ thủy chế hỏa, cường gân cốt, ích tâm trí, chỉ khái thấu, trị cửu ngược, khu ứ huyết, chỉ tâm huyết".

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
  1. Qui bản có tác dụng nâng ngưỡng đau của chuột cống được gây mô hình âm hư thể cường giáp, độ dính của huyết tương giảm rõ, còn có tác dụng khu ứ chỉ thống.
  2. Có tác dụng điều chỉnh 2 chiều hiệu suất tổng hợp DNS. Có tác dụng bổ huyết, giải nhiệt, an thần.
  3. Ứng dụng lâm sàng:1.Trị lao phổi: thường có triệu chứng cốt chưng lao nhiệt, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, thường phối hợp với Hoàng bá, Tri mẫu, Sinh địa để tăng tác dụng tư âm thanh nhiệt, dùng bài:
    • Đại bổ âm hoàn ( Đơn khê tâm pháp): Hoàng bá, Tri mẫu mỗi thứ 16g, Thục địa, Qui bản mỗi thứ 24g, tán bột mịn, thêm tủy xương heo gia mật làm hoàn, mỗi lần uống 8 - 12g, ngày 2 lần, dùng thang nước gừng hoặc nước muối nhạt uống ấm lúc bụng đói.
    2.Trị viêm thận mạn thể âm hư: phối hợp A giao và Lục vị càng tốt.3.Trị suy nhược thần kinh: dùng bài Tiêu dao gia Qui bản, bài thuốc: Đương qui 12g, Qui bản 12g, Sài hồ 12g, Bạch thược 12g, Bạch truật 10g, Bạch linh 10g, Bạc hà 8g, Cam thảo 4g, Gừng tưới 3 lát, sắc uống.4.Trị kinh nguyệt kéo dài, rong kinh, có triệu chứng âm hư huyết nhiệt:
    • Cố kim hoàn: qui bản, Hoàng cầm, Bạch thược mỗi thứ 40g, Hoàng bá 12g, Chế Hương phụ 10g, tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 10 - 15g, ngày 3 lần.
    • 5.Giới thiệu một số bài thuốc kinh nghiệm:
      • Đơn thuốc bổ chữa bệhh ho lâu ngày: Qui bản sao cát cho dòn, tán nhỏ 100g, Đảng sâm 100g sao thơm, tán nhỏ trộn đều, mỗi lần uống 1 - 2g, ngày 3 lần.
      • Chữa sốt rét lâu ngày: Qui bản 200g sao vàng dòn, tán nhỏ, Hùng hoàng 50g tán nhỏ, Hà thủ ô 200g tán bột trộn đều thêm Mật ong làm thành viên 0,3g, ngày uống 5 - 10g, chia nhiều lần trong ngày.
      • Liều lượng và cách dùng:
        • Liều 10 - 40g, dùng thuốc đập vụn sắc trước, nấu thành cao Qui bản, ngày uống 10 - 15g, chia 3 lần.
        • Cho thuốc vào hoàn tán, dùng ngoài liều lượng tùy theo yêu cầu, thường sao cháy, tán bột đắp bôi.
        • Không nên dùng cho người hàn thấp, tỳ vị hư hàn.
        • Monday, February 11, 2013



          Cao dê, cao khỉ...: biết để dùng đúng

          Cao dê, cao khỉ...: biết để dùng đúng
          Từ xa xưa, loài người đã biết sử dụng các loại động vật săn bắn được để lấy thịt ăn, còn xương dùng nấu thành cao làm thuốc bồi bổ sức khỏe và chữa trị rất hiệu quả nhiều bệnh tật.
          Ngày nay, ngành Đông dược nước ta và nhiều nước trên thế giới vẫn kế thừa các biện pháp chế biến xương động vật thành các loại cao để làm thuốc chữa bệnh. Bài viết sau xin giới thiệu những nét cơ bản về tác dụng trị liệu của một số loại cao động vật thường gặp.

          Cao xương báo

          Xương báo còn gọi là Báo cốt. Tên khoa học OS Pantherae. Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn bộ xương các loài báo. Đông y cho rằng cao mềm nếu từ xương báo tính hơi ấm, vị cay, mặn đi vào kinh can, thận. Dùng làm thuốc bổ toàn thân, có thể dùng thay xương hổ để chữa đau nhức gân xương, tê thấp dưới dạng cao mềm. Ngày uống 5-10g. Người thực nhiệt không nên dùng.
          Cao xương gấu

          Xương gấu còn gọi là Hùng cốt. Tên khoa học OS ursi. Bộ phận sử dụng là toàn bộ xương các loài gấu đã phơi khô. Tính ấm, cay, vị mặn đi vào kinh can và thận. Tác dụng bồi bổ khí huyết hư tổn, chân lạnh đau buốt (cước khí), gân xương nhức mỏi, trẻ em trúng phong chân tay co giật cũng dùng ở dạng cao mềm với liều trung bình từ 8-12g mỗi ngày.
          Cao xương hổ

          Xương hổ còn gọi là Hổ cốt hay Đại trùng cốt. Tên khoa học OS Tigris. Bộ phận dùng làm cao gồm toàn bộ xương phơi khô. Theo Đông y cao xương hổ tính nóng cay, mặn; vào kinh can và thận. Dùng chữa phong hàn thấp, gân xương đau nhức, mỏi lưng, nhức chân, hồi hộp lo sợ, điên cuồng. Bồi bổ khí huyết hư tổn. Dùng dạng cao mềm hay ngâm trong rượu trắng. Liều uống trung bình mỗi ngày từ 5-10g. Người huyết hư, hỏa vượng không dùng.
          Cao xương hươu, nai

          Xương hươu, nai có tên khoa học là OS Cervi. Bộ phận dùng làm cao là toàn bộ xương phơi khô. Tính hơi ấm, vị mặn; vào kinh can và thận. Thường được dùng phối hợp với các xương thú khác như hổ, báo, gấu, khỉ, dê, ngựa… để nấu thành cao làm thuốc bổ khí huyết hư tổn. Uống ở dạng cao mềm hay rượu, ngày 5-10g.
          Cao xương khỉ

          Còn gọi là Hầu cốt. Tên khoa học OS Macacae. Bộ phận dùng là toàn bộ xương các loài khỉ phơi khô. Tính hơi ấm, vị mặn, đi vào thận. Dùng làm thuốc bổ máu, bổ toàn thân. Thường dùng cho phụ nữ kém ăn, kém ngủ, xanh xao, thiếu máu, ra mồ hôi trộm. Dùng dưới dạng cao mềm hòa với mật ong, ngày 5-10g.

          Tham khảo sản phẩm cao khỉ ở đây
          Cao xương dê

          Còn gọi là Dương cốt. Tên khoa học OS Caprae. Bộ phận dùng nấu cao là toàn bộ xương các loài dê phơi khô. Đông y cho rằng cao xương dê tính ấm, vị mặn; đi vào các kinh can, tỳ, thận. Tác dụng trị liệu: làm thuốc bổ máu, phụ nữ sau sinh cơ thể gầy yếu, ăn kém, sữa ít. Đặc biệt còn dùng xương dê phối hợp với xương các loài thú khác như hổ, báo, gấu, khỉ, chó, ngựa… để nấu thành cao làm thuốc bổ toàn thân. Liều dùng thông thường từ 10-20g mỗi ngày.

          Cao quy bản

          Là dùng yếm rùa khô để nấu thành cao, nên quy bản còn gọi là yếm rùa hay quy giáp. Tên khoa học là carapax Testudinis. Quy bản tính lạnh, vị ngọt, mặn; đi vào các kinh thận, tâm, can, tỳ. Tác dụng chữa thận âm suy yếu, ù tai, nóng nhức trong xương, ho lâu ngày, di tinh; Tay, chân, lưng, gối đau nhức; Phụ nữ khí hư, bạch đới. Dùng dưới dạng thuốc sắc, bột, viên hoàn hoặc dạng cao. Nếu là dạng thuốc sắc, liều lượng trung bình mỗi ngày từ 12-24g. Nếu là dạng cao, ngày dùng từ 10-15g. Cần lưu ý các trường hợp người âm hư mà không nhiệt thì không dùng.

          Cao mai ba ba

          Mai ba ba còn gọi là Miết giáp hay Thủy ngư xác, Giáp ngư. Tên khoa học Carapax amydae, thuộc họ ba ba (Trionychadae). Bộ phận dùng nấu cao là mai khô. Mai ba ba tính lạnh, vị mặn, đi vào các kinh can, thận, tỳ, phế. Được dùng làm thuốc bổ âm, dùng cho người lao gầy, lao lực quá độ, nhức xương, sỏi đường tiết niệu (tiểu ra sỏi), phụ nữ bế kinh. Sử dụng ở dạng bột, sắc hay cao mềm. Liều trung bình mỗi ngày 10-30g. Các trường hợp không dùng như âm hư mà không nhiệt, tỳ hư lại tiêu chảy, phụ nữ đang mang thai.

          Thực ra còn nhiều loại cao nữa như cao trăn toàn tính, cao khỉ toàn tính…; Các loại cao dán ngoài như cao rết, cao nọc rắn v.v… Đó là chưa nói đến các loại cao được chế biến từ dược thảo.

          Mong rằng những trình bày trên sẽ giúp chúng ta có được một số khái niệm cơ bản về tác dụng và liều dùng thông thường của các loại cao, tránh tình trạng lạm dụng các loại cao từ động vật vốn vẫn rất thường gặp.

          cach nau cao ho cot

          Đây là cách nấu " Cao hổ cốt " nè !!!!

          Để nấu được nồi cao hổ cốt thì trước hết là phải có bộ xương hổ và phải là bộ xương hổ đầy đủ, không được thiếu mảnh xương nào và cũng không được lẫn các loại xương khác. Xương hổ quý nhất là xương chân trước (hay còn gọi là xương tay) rồi xương chân sau, xương đầu, xương sống liền với xương đuôi. Xương tay hổ hơi vặn khuỷu và phía trên xương bả vai có lỗ “thông thiên”, xương sườn cũng hơi bị vặn vỏ đỗ. Trong các loài vật thì chỉ có con hổ và báo là có lỗ “thông thiên” và cao báo cũng tốt không kém cao hổ cốt là mấy. Răng hàm hổ có hình chữ “tam sơn”, tuy nhiên đặc điểm này hơi khó nhận biết.

          Bộ xương hổ để nấu cao, tốt nhất là phải trên 10 kg, còn nếu được từ 15 kg trở lên thì tuyệt vời. Những người thợ săn có kinh nghiệm cho biết là con hổ nếu nặng 100 kg thì cho 10 kg xương khô. Xương hổ bị chết trong rừng lâu ngày có màu trắng đục và hay bị mủn, còn xương hổ săn bắn được thì có màu trắng ngà. Xương bánh chè hổ được coi là quan trọng nhất trong cả bộ xương. Nồi cao hổ cốt nếu thiếu xương bánh chè thì coi như mất... một nửa.

          Nấu cao hổ cốt, tốt nhất là phải có... 5 bộ xương hổ và cứ 1 kg xương đã chế biến theo đúng quy chuẩn sẽ nấu được hơn 200 gr cao. Để cho cao hổ thêm uy lực và “dẫn” nhanh, người ta pha thêm xương sơn dương theo tỷ lệ 10 hổ 2 dương. Cũng vì vậy mà mới có câu "phi sơn dương bất thành hổ cốt”. Người ta cũng có thể cho thêm xương khỉ hoặc xương mèo đen, thậm chí bây giờ cho thêm cả mai rùa vàng... nhưng thật ra, những loại này chỉ làm cho nồi cao... thêm nhiều mà thôi.

          Nấu cao hổ cốt phải qua ba giai đoạn: Làm sạch xương; sao tẩm và nấu cô.

          Để làm sạch xương hổ, người ta có nhiều cách. Cách mà bà con miền núi hay làm từ ngày xửa ngày xưa là cho bộ xương vào rọ, đem ra suối... ngâm độ hai tháng, cho rữa hết thịt, gân bám ở xương rồi đem xương đó phơi ở chỗ râm trong khoảng vài ba tháng nữa, khi nào ngửi bộ xương không còn mùi nữa là được (cách này là đúng nhất, bộ xương có chất lượng tốt nhất). Còn bây giờ, chả ai có thời gian chờ đợi như thế, có được hổ là đem nấu ngay. Đem xương tươi hoặc xương khô nhưng còn dính thịt cho vào nước vôi loãng đun sôi rồi ngâm một đêm và mang ra rửa thật sạch. Cũng có khi người ta luộc xương với lá rau cải... Xương luộc xong, đem ra lấy trấu thóc nếp hoặc cát mịn đánh cho đến khi sáng bóng lên thì thôi. Sau đó đem cưa xương ra từng khúc ngắn như khẩu mía chẻ nhỏ ra, xương nhỏ thì đập vỡ rồi đem luộc với dấm trong vài phút để làm sạch tủy. Rồi lại vớt xương ra, cho vào vại, đổ nước vào rồi đánh đều tay... các mảnh xương cọ vào nhau sẽ làm sạch những tủy, thịt, gân còn sót... Giai đoạn này phải được làm hết sức cẩn thận bởi vì cẩu thả một chút, trong cả đống xương hổ đó, lẫn vài đoạn còn dính tủy là có khi hỏng cả nồi cao.

          Xương hổ làm sạch xong thì phải sao tẩm. Đầu tiên là lá rau cải giã nhỏ cho thêm ít nước và đổ vào ngâm xương để một ngày một đêm rồi đem rửa sạch, sấy khô. Sau đó lấy lá trầu không giã nhỏ và đổ thêm nước vào ngâm xương ủ cũng một ngày một đêm; lại rửa sạch, sấy khô. Tiếp theo lấy gừng giã nhỏ tẩm vào xương ủ một đêm và hôm sau mang xương ra sấy ngay, không được rửa lại. Cuối cùng lấy rượu 40 độ tẩm vào xương và để cho tự khô rồi đem sao với cát sạch cho hơi ngả màu vàng.

          Đến lúc đó mới được bỏ xương vào một rọ tre và thả vào nồi, đổ nước mưa hoặc nước cất vào đun.

          Giai đoạn nấu cao hổ cốt thì cũng giống như nấu cao ban long, nghĩa là nấu ba nước, và khi cô đặc là phải cô cách thủy... Khi cao đã được thì lấy xương hổ lúc này đã mủn như vôi bột rải xuống mâm và đổ cao lên.

          Cao hổ cốt (thật) đem ngâm rượu thì sẽ cho màu đục như nước gạo và khi uống, có dư vị ngầy ngậy thoảng qua nơi cuống họng. [/color]

          Friday, February 1, 2013

          Trợ Cấp Chính Phủ Mỹ, những thay đổi năm 2013
          (VienDongDaily.Com - 30/01/2013)
          Năm 2013, bạn có thể làm đơn xin trợ cấp của chính phủ Mỹ trên mạng (online) tùy theo tiểu bang nơi bạn ở. Hiện nay nhiều tiểu bang đã có dịch vụ Application Online này cho trợ cấp thực phẩm (Foodstamp), y tế Medicaid, tiền mặt (TANF) hay tiền chăm sóc trẻ (child care assistance).
          Trịnh Thanh Thủy/Viễn Đông
          Lời từ chối trách nhiệm: Những chi tiết ghi lại dưới đây được trích từ các bản thông cáo của những chương trình của chính phủ Liên Bang như An Sinh Xã Hội, Các chương trình phúc lợi Thực phẩm, Medicare,v.v.. Các dữ kiện này được cập nhật cho tới ngày 4 tháng 1 năm 2013. Độ chính xác của những con số có tính cách tương đối vì sự thay đổi tùy thuộc trường hợp cá nhân hay tình trạng ngân sách chính phủ. Xin vui lòng đừng áp dụng các dữ kiện này cho các trường hợp sức khoẻ cá nhân, các liên hệ tài chánh hay pháp lý hoặc dùng những chỉ dẫn này như kim chỉ nam. Tác giả sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào kể cả pháp lý hay tài chánh trong việc sử dụng những tin tức này).
          Năm 2013, bạn có thể làm đơn xin trợ cấp của chính phủ Mỹ trên mạng (online) tùy theo tiểu bang nơi bạn ở. Hiện nay nhiều tiểu bang đã có dịch vụ Application Online này cho trợ cấp thực phẩm (Foodstamp), y tế Medicaid, tiền mặt (TANF) hay tiền chăm sóc trẻ (child care assistance).


          Ảnh: Vi Lang/Viễn Đông
          Trợ cấp tiền mặt (TANF)
          Chương trình này trước đây gọi là AFDC, giờ tùy theo từng tiểu bang mà có các tên gọi khác nhau. Tại Cali có tên là California Work Opportunity and Responsibility to Kids gọi tắt là CalWORKs. Tại Texas có tên là Texas TANF.
          Đây là một chương trình trợ giúp tài chánh cho người có con dưới 19 tuổi. Mục đích là để trợ giúp tài chánh cho những gia đình có lợi tức thấp hoặc gia đình có một hoặc cả hai cha mẹ tàn tật, vắng mặt, qua đời, hoặc thất nghiệp. TANF được điều hành bởi chính quyền tại cấp quận theo các quy chế và điều luật tiểu bang đã quyết định.
          Trong năm 2013, tiền trợ cấp nhận được tùy thuộc vào số người trong gia đình và tiền lợi tức của những người trong gia đình và một vài yếu tố khác. Mỗi tiểu bang có một tiêu chuẩn và cách tính riêng nên không thể liệt kê hết các con số ở đây.
          Tỷ dụ ở California, gia đình 2 người thì số tiền trợ cấp được hưởng tối đa một tháng sẽ nhận là 577 Mỹ kim nếu bạn lãnh thêm các tiền trợ cấp khác như SSI, SDI, WorkersComp. Nếu bạn không lãnh gì khác, bạn sẽ nhận tối đa là 516 Mỹ kim. Số lợi tức thu nhập không được vượt quá giới hạn 916 Mỹ kim một tháng.

          Tiền trợ cấp thực phẩm
          Chương trình này trước đây được gọi là Food Stamps Program giờ đổi là Supplemental Nutrition Assistant Program (SNAP) hay những tên khác nhau tùy theo tiểu bang nơi bạn ở. Tại Cali nó có tên là Calfresh. Tại Texas có tên là SNAP hay Texas Food Stamps.
          Những yếu tố quyết định cho việc hội đủ điều kiện bao gồm lợi tức của bạn hay gia đình bạn nhận được, con số người trong gia đình, chi phí tiền nhà và các phí khoản khác. Theo luật liên bang, để hưởng trợ cấp này một gia đình phải trải qua 3 khảo nghiệm.
          1. Lợi tức xổi (gross income - lợi tức trước khi khấu trừ) nhận được hàng tháng - phải ở mức hay dưới hơn “mức nghèo” (poverty line) 130%. Nghĩa là giả dụ “mức nghèo” của một gia đình 3 đầu người trong năm 2012 là 1.542 Mỹ kim một tháng, 130% của “poverty line” là 2.008 Mỹ kim một tháng, hoặc 24.098 Mỹ kim một năm. Do đó, một gia đình 3 người với lợi tức 2.008 một tháng hay thấp hơn sẽ có cơ hội xin trợ cấp phiếu thực phẩm.
          2.Lợi tức ròng (net income - lợi tức sau khi khấu trừ) dùng để tính toán sẽ phải ở mức hay thấp hơn “mức nghèo”.
          3. Của cải và tài sản phải dưới mức ấn định. Mức giới hạn là 2.000 Mỹ kim cho một gia đình không có người già hay người bị mất năng lực. Còn trong gia đình có người già và mất năng lực mức ấn định là 3.000 Mỹ kim.
          Đây là những con số được cập nhật hóa cho đến tháng Chín năm 2013:
          Tiền phiếu thực phẩm sẽ được nhận cho gia đình:
          1 người sẽ từ 152 - 200 Mỹ kim
          2 người sẽ từ 277- 367 Mỹ kim
          3 người sẽ từ 401- 526 Mỹ kim
          4 người sẽ từ 496 - 668 Mỹ kim
          5 người sẽ từ 581- 793 Mỹ kim
          6 người sẽ từ 702 - 952 Mỹ kim
          7 người sẽ từ 719- 1052 Mỹ kim
          Sau bảng tính này mỗi đầu người cộng thêm sẽ được 150 Mỹ kim.

          Tiền Phụ Cấp An Sinh XãHội (SSI)
          Hàng năm có khoảng gần 62 triệu người Mỹ nhận Tiền An Sinh Xã Hội (Social Security) và Tiền Phụ Cấp An sinh xã hội (SSI).
          SSI là một chương trình của chính phủ liên bang do cơ quan An Sinh Xã Hội (SSA) điều hành chu cấp tiền hàng tháng cho một số người hội đủ điều kiện như các cụ cao niên có quốc tịch Hoa Kỳ, 65 tuổi hay già hơn. Những người thường trú hay không phải công dânbị khiếm thị hay tàn phế và có lợi tức thấp cũng có thể xin được tiền này. Tiền SSI không phải là tiền các bạn đóng thuế An Sinh Xã Hội mà do ngân quỹ của chính phủ Mỹ trả.
          Riêng tiểu bang California, có một chương trình trợ cấp nhân đạo dành riêng cho những người thường trú, chưa quốc tịch, có số tuổi trên 65 đến Mỹ trước ngày 21 tháng 8 năm 1996 có tên là CAPI. Những người bị bệnh già, mù, tàn phế hay mất năng lực mà không có người nuôi dưỡng hay người nuôi dưỡng bị qua đời hoặc thất nghiệp có thể làm đơn xin tiền này. Số tiền nhận được cũng bằng hoặc gần bằng tiền SSI.
          Tính đến 2013, muốn hội đủ điều kiện để xin tiền SSI, bạn phải có rất ít lợi tức, không có lợi tức hay tài sản. Điều này có nghĩa là giá trị của tài sản bạn có phải dưới 2.000 Mỹ kim nếu bạn độc thân hay dưới 3.000 Mỹ kim nếu lập gia đình. Nếu bạn có 1 căn nhà đang ở, 1 chiếc xe đang đi, giá trị của căn nhà và chiếc xe này không bị tính.
          Muốn xin tiền này, bạn phải xin tất cả những loại trợ cấp khác nếu bạn có thể xin trước khi xin SSI.
          Phụ cấp SSI (còn gọi là tiền già hay tiền bệnh) nếu nhận được sẽ khác nhau tùy cá nhân do các yếu tố phụ thuộc như bạn ở với ai, số người ở trong nhà cũng như lợi tức hay chi phí bạn trả cho tiền thực phẩm, tiền thuê nhà.
          Trong năm 2013, Mức Tiêu Chuẩn cho một người là 710 Mỹ kim một tháng, 1066 Mỹ kim cho cặp vợ chồng. Mức Tối Đa là 869 Mỹ kim cho một người và 1431 Mỹ kim cho cặp vợ chồng.
          Năm 2013, tiền SSI được tăng 1,7%.

          Tiền An Sinh Xã Hội hay Tiền Hưu (Social Security)
          An Sinh Xã Hội phần lớn dành cho những người đã về hưu tuổi từ 62 trở lên được hưởng hàng tháng do trước đó họ đã đóng thuế An Sinh Xã Hội được khấu trừ từ ngân phiếu tiền lương. Họ đã đi làm ít nhất 10 năm (40 quarters) mới hội đủ điều kiện.
          Năm 2013, Tiền Social Security cũng được tăng 1,7%.
          - Những người đã hưởng hưu bổng hay tiền dành cho người còn sống mà vẫn đi làm (62 tuổi hưu non cho tới tuổi hưu toàn phần) có thể thu nhập thêm lợi tức tới 15.120 Mỹ kim trong năm 2013, mà không bị phạt. Nếu làm quá số tiền này cứ mỗi 2 Mỹ kim kiếm thêm sẽ bị khấu trừ 1 Mỹ kim vào tiền hưu.
          - Trong năm 2013, người nhận tiền hưu đã tới tuổi hưu toàn phần (65, 66, 67 tuổi) còn đi làm có thể kiếm thêm lợi tức tới 40.080 Mỹ kim không bị phạt. Vượt quá con số này cứ thêm 3 Mỹ kim tiền hưu sẽ bị trừ đi 1 Mỹ kim.
          Tuổi hưu toàn phần đã gia tăng theo năm sinh từ 65 cho tới 67, theo luật mới quy định. Tỷ như bạn sinh từ năm 1937 trở về trước, tuổi chính thức được về hưu là 65. Sinh sau đó tuổi hưu cứ tăng dần. Người sinh từ năm 1943 cho tới 1954 thì 66 tuổi mới được lãnh hưu. Còn 1960 về sau là 67 tuổi...

          Bảo hiểm sức khoẻ ASXH (Medicare)
          Medicare là bảo hiểm sức khoẻ cho người đúng 65 tuổi hay già hơn và đủ điều kiện hưởng hưu bổng. Khi tới tuổi 65 bạn phải ghi danh cho chương trình Medicare ngay lập tức, kể cả việc bạn không cần tới nó. Chậm trễ ghi danh sẽ bị phạt. Nếu bạn đang đi làm và hưởng bảo hiểm sức khoẻ do nơi bạn làm việc cung cấp, bạn có thể không cần ghi danh cho Medicare Phần B nhưng Medicare Phần A thì cần vì có thể bảo hiểm sức khoẻ ở nơi bạn làm không trả tất cả các chi phí y tế.
          Trong trường hợp dưới 65 tuổi, phải là người tàn phế, bệnh thận vĩnh viễn hay bệnh teo bắp thịt do thần kinh ở xương sống. Medicare sẽ giúp trả chi phí về sức khoẻ, nhưng không trả hết mọi chi phí kể cả chi phí điều dưỡng dài hạn. Medicare gồm bốn phần:
          Phần A (Medicare Part A): Bảo hiểm này sẽ trả chi phí chăm sóc bệnh nhân nội trú trong bệnh viện hay cơ sở điều dưỡng chuyên môn (sau khi nằm viện), chi phí chăm sóc sức khoẻ tại gia và chăm sóc khi hấp hối. Bạn không phải trả lệ phí hằng tháng (free), nhưng phải trả tiền khấu trừ.
          Trong năm 2013, nếu phải vào bệnh viện, Tiền Khấu Trừ (Hospital deductible) bạn trả:
          - 1.184 Mỹ kim mỗi lần nằm bệnh từ 1 cho tới 60 ngày. Sau 60 ngày, mỗi ngày 296 Mỹ kim. Nếu còn nằm sau ngày 91 chi phí tăng 592 Mỹ kim một ngày. Sau 150 ngày, bạn phải trả tất cả chi phí, chính phủ không đài thọ nữa.
          - Cơ sở điều dưỡng chuyên môn (Loại điều dưỡng này không phải loại điều dưỡng dài hạn trong nursing home. Bạn phải nằm viện theo chương trình của Medicare Part A, ít nhất 3 ngày liền cho cùng một thứ bệnh, trước khi được chấp thuận cho loại điều dưỡng này). Bạn sẽ phải trả trong năm 2013: Từ 1 cho 20 ngày là miễn phí. 148 Mỹ kim nếu nằm viện từ 21 cho tới 100 ngày. Sau 100 ngày, phải trả tất cả chi phí.
          Đối với những bệnh nhân tâm thần phải nội trú, trong năm 2013, phải trả:
          - Mỗi thời kỳ bệnh (từ 1-60 ngày) phải trả 1.184 Mỹ kim. Sau 60 ngày phải trả 296 Mỹ kim cho tới ngày thứ 90. Trả 592 Mỹ kim từ ngày 91 cho đến 150. Sau 150 ngày, phải trả tất cả chi phí.
          Hầu hết những người về hưu và người phối ngẫu (vào khoảng 99%) không phải trả lệ phí hàng tháng cho Medicare Part A. Tuy nhiên, có những người không đi làm đủ thời gian ấn định 10 năm (40 quarter) vẫn có thể mua loại bảo hiểm này.
          Những người chỉ có 30-39 quarter có thể mua với giá 243 Mỹ kim một tháng.
          Những người chỉ có ít hơn 30 quarter có thể mua với giá 441 Mỹ kim một tháng.

          Phần B (Medicare Part B): Trả chi phí bác sĩ, các chi phí khác và tiếp liệu y khoa mà phần A không đài thọ. Bạn phải trả lệ phí hàng tháng và tiền khấu trừ cho bảo hiểm này tùy theo lợi tức của bạn
          Lệ phí hằng tháng cho năm 2013. Bạn phải trả:
          - 104,90 Mỹ kim cho người độc thân và có lợi tức 85.000 Mỹ kim hằng năm hay ít hơn và cặp vợ chồng có lợi tức 170.000 Mỹ kim hằng năm hay ít hơn.
          - 146,90 Mỹ kim cho người độc thân và có lợi tức 85.001-107.000 Mỹ kim hằng năm hay ít hơn và cặp vợ chồng có lợi tức 170.001-214.000 Mỹ kim hằng năm hay ít hơn.
          - 209,80 Mỹ kim cho người độc thân và có lợi tức 107.001-160.000 Mỹ kim hằng năm hay ít hơn và cặp vợ chồng có lợi tức 214.001-320.000 Mỹ kim hằng năm hay ít hơn.
          - 272,70 Mỹ kim cho người độc thân và có lợi tức 160.001-214.000 Mỹ kim hằng năm hay ít hơn và cặp vợ chồng có lợi tức 320.001-428.000 Mỹ kim hằng năm hay ít hơn.
          - 335,70 Mỹ kim cho người độc thân và có lợi tức 214.000 Mỹ kim hằng năm và cặp vợ chồng có lợi tứctrên 428.000 Mỹ kim hằng năm.
          Phần khấu trừ (deductible) của Part B trong năm 2013 là 147 Mỹ kim. Phụ phí (co-payment) là 20% các chi phí được chấp thuận sau khi trả tiền khấu trừ. Bạn có thể bị trả nhiều hơn nếu bác sĩ của bạn hay người cung cấp dịch vụ y khoa không chấp thuận số tiền cho phép hoặc Medicare không tìm ra phương pháp y khoa cần thiết. Phải hỏi cho kỹ trước khi khám. Những dịch vụ thuộc về phòng thí nghiệm thì được miễn phí trong hạn định được chấp thuận của chính phủ.
          Phần C (Medicare Part C, Medicare Advantage): Dành cho ngựời có phần A và B khi họ chọn một tổ chức bảo hiểm tư để lo hết về bảo hiểm sức khỏe. Khi bạn chọn Medicare Advantage Plan bạn vẫn còn Medicare, tổ chức bảo hiểm tư này cung cấp tất cả các dịch vụ của Medicare phần A , phần B lẫn những dịch vụ y tế cần thiết. Họ thường cung cấp thêm những dịch vụ đặc biệt, có nơi kiêm cả phần D tức chi phí thuốc men. Họ có hệ thống liên mạng cho bạn dễ vào để tìm bác sĩ hay bệnh viện thuộc về chương trình của họ.
          Những tổ chức Medicare Advantage Plan gồm có: Preferred Provider Organization (PPO), Health Maintenance Organization (HMO), Private Fee-for-Service (PFFS), và Medical Savings Account (MSA).
          Phần D (Medicare Part D): Lo về chi phí thuốc men qua toa bác sĩ. Có rất nhiều tổ chức lo về chi phí thuốc men trong tiểu bang của bạn. Dĩ nhiên, họ phải được Medicare chấp thuận. Khi bạn gia nhập các tổ chức này bạn vẫn còn Medicare. Họ có thể cung cấp một phần hay toàn phần nhu cầu về thuốc men của bạn, tùy theo tổ chức mà bạn chọn.
          Tài liệu tham khảo
          - SSI (Social Sercurity)
          http://www.socialsecurity.gov/pubs/11125.html#a0=0

          - Elderlaw
          http://www.elderlawanswers.com/resources/article.asp?id=8898&section=4

          - Disability Rights California
          http://www.disabilityrightsca.org/pubs/F00601.pdf

          - A Quick Guide to Food Stamp Eligibility and Benefits
          http://www.cbpp.org/cms/index.cfm?fa=view&id=1269

          - Government Programs - Eligibility Guidelines
          http://www.egyptianaaa.org/EligibilityGuidelines.htm


          - Texas Health and Human Services Commission
          http://www.dads.state.tx.us/handbooks/texasworks/C/100/100.htm


          - California Work Opportunity and Responsibility to Kids (CalWORKs)
          http://www.cdss.ca.gov/calworks/