QUI BẢN
( Plastrum Testudinis)
Qui bản còn có tên Yếm rùa, Kim qui, Qui giáp, đầu tiên ghi trong sách Bản kinh với tên Qui giáp, Qui bản ( Carapax Testudinis) là cái yếm của con Rùa ( Chinemyx reevessi (Gray)) thuộc họ Rùa ( testudinidae).
Ở nước ta đâu cũng có rùa, nhiều nhất là nơi có ao hồ. Bắt rùa giết chết, lấy yếm thì gọi là Thang bản, thường dùng phần bụng ( yếm) nhưng phần lưng cũng dùng được.Tính vị qui kinh:
Vị ngọt, mặn, hàn, qui kinh Tâm Can Thận.
Theo các Y văn cổ:
- Sách Bản kinh: vị mặn bình.
- Sách Danh y biệt lục: ngọt, có độc.
- Sách Bản thảo tùng tân: mặn hàn.
Về qui kinh:
- Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập Tỳ Can.
- Sách Bản thảo kinh sơ: nhập túc thiếu âm kinh.
- Sách Bản thảo tùng tân: thông tâm, nhập thận.
Thành phần chủ yếu:Calcium salts.Tác dụng dược lý:A.Theo Y học cổ truyền:Tư âm tiềm dương, ích thận kiện cốt, dưỡng huyết bổ tâm chỉ huyết. Chủ trị táo các chứng âm hư dương thịnh, hư phong nội động, âm hư phát nhiệt, thận hư cốt nhuyễn, tâm hư kinh quí, thất miên kiện vong, huyết nhiệt băng lậu, kinh nguyệt ra nhiều và chứng xuất huyết.
Trích đoạn Y văn cổ:
- Sách Bản kinh: " chủ lậu hạ xích bạch, phá trưng hà, trị giai ngược ( sốt rét), âm thực ( lóet âm hộ), thấp tý tay chân nặng nề, trẻ em thóp to".
- Sách Danh y biệt lục: " chủ đầu sang lở khó khô, nữ tử âm sang. tâm phúc thống, không đứng lâu được, nóng lạnh trong xương .. ích khí tư trí".
- Sách Nhật hoa tử bản thảo: " trị huyết ma tý".
- Sách Bản thảo diễn nghĩa bổ di: " tác dụng đại bổ âm . kiêm khu ứ huyết, trị mệt mỏi. âm huyết bất túc, chỉ huyết, trị tứ chi vô lực".
- Sách Bản thảo mông cương nục: " trị lưng đau, chân đau nhức, bổ tâm thận, ích đại tràng, chỉ cửu lî cửu tả, tiêu ung thũng".
- Sách Bản thảo thông huyền: "Qui bản mặn bình, là thuốc kinh thận, tác dụng bổ thủy chế hỏa, cường gân cốt, ích tâm trí, chỉ khái thấu, trị cửu ngược, khu ứ huyết, chỉ tâm huyết".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Qui bản có tác dụng nâng ngưỡng đau của chuột cống được gây mô hình âm hư thể cường giáp, độ dính của huyết tương giảm rõ, còn có tác dụng khu ứ chỉ thống.
Có tác dụng điều chỉnh 2 chiều hiệu suất tổng hợp DNS. Có tác dụng bổ huyết, giải nhiệt, an thần.
Ứng dụng lâm sàng:1.Trị lao phổi: thường có triệu chứng cốt chưng lao nhiệt, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, thường phối hợp với Hoàng bá, Tri mẫu, Sinh địa để tăng tác dụng tư âm thanh nhiệt, dùng bài:
- Đại bổ âm hoàn ( Đơn khê tâm pháp): Hoàng bá, Tri mẫu mỗi thứ 16g, Thục địa, Qui bản mỗi thứ 24g, tán bột mịn, thêm tủy xương heo gia mật làm hoàn, mỗi lần uống 8 - 12g, ngày 2 lần, dùng thang nước gừng hoặc nước muối nhạt uống ấm lúc bụng đói.
2.Trị viêm thận mạn thể âm hư: phối hợp A giao và Lục vị càng tốt.
3.Trị suy nhược thần kinh: dùng bài Tiêu dao gia Qui bản, bài thuốc: Đương qui 12g, Qui bản 12g, Sài hồ 12g, Bạch thược 12g, Bạch truật 10g, Bạch linh 10g, Bạc hà 8g, Cam thảo 4g, Gừng tưới 3 lát, sắc uống.
4.Trị kinh nguyệt kéo dài, rong kinh, có triệu chứng âm hư huyết nhiệt:
Cố kim hoàn: qui bản, Hoàng cầm, Bạch thược mỗi thứ 40g, Hoàng bá 12g, Chế Hương phụ 10g, tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 10 - 15g, ngày 3 lần.
5.Giới thiệu một số bài thuốc kinh nghiệm:
Đơn thuốc bổ chữa bệhh ho lâu ngày: Qui bản sao cát cho dòn, tán nhỏ 100g, Đảng sâm 100g sao thơm, tán nhỏ trộn đều, mỗi lần uống 1 - 2g, ngày 3 lần.
Chữa sốt rét lâu ngày: Qui bản 200g sao vàng dòn, tán nhỏ, Hùng hoàng 50g tán nhỏ, Hà thủ ô 200g tán bột trộn đều thêm Mật ong làm thành viên 0,3g, ngày uống 5 - 10g, chia nhiều lần trong ngày.
Liều lượng và cách dùng:
Liều 10 - 40g, dùng thuốc đập vụn sắc trước, nấu thành cao Qui bản, ngày uống 10 - 15g, chia 3 lần.
Cho thuốc vào hoàn tán, dùng ngoài liều lượng tùy theo yêu cầu, thường sao cháy, tán bột đắp bôi.
Không nên dùng cho người hàn thấp, tỳ vị hư hàn.
No comments:
Post a Comment